Giày bảo hộ là gì?
Giày bảo hộ (hay giày bảo hộ lao động) là loại giày chuyên dụng để bảo vệ người lao động khỏi các nguy cơ gây hại tại môi trường làm việc. Giày thường có mũi thép chống dập ngón và lót thép chống đinh nên còn gọi là giày mũi thép, giày chống đinh, giày công trình.
Một số công việc đặc biệt mà giày bảo hộ có thêm các tính năng:
- Giày cách điện, giày chống tĩnh điện cho thợ điện
- Giày chịu nhiệt cho lò đúc, luyện kim
- Giày bếp cho đầu bếp nhà hàng
- Giày bảo hộ nữ cho công nhân nữ, thư ký công trình
Cấu tạo giày bảo hộ
Mũi thép chống dập ngón
- Vật liệu: Thép hoặc Composite.
- Chức năng: Chống dập ngón chân khỏi vật rơi như gạch, đá, sắt thép.
Giày bảo hộ được trang bị nắp thép (toecap). Nhằm bảo vệ ngón chân khỏi bị dập khi gạch, đá rơi trúng hay bị xe nâng cán qua. Thông thường toecap được làm bằng thép, nên còn gọi là giày mũi thép. Xịn hơn, toecap được làm bằng nhựa composite. So với thép thì composite chịu lực tương đương, nhẹ hơn, không biến dạng & an toàn điện.
💡 Ở sân bay, nhà máy điện tử (như Samsung) sử dụng máy dò kim loại & yêu cầu nhân viên mang giày bảo hộ mũi composite.
Lót thép chống đinh
- Vật liệu: Thép hoặc Tấm Kevlar.
- Chức năng: Chống vật nhọn đâm xuyên như đinh, sắt thép.
Giày bảo hộ được trang bị lót chống đâm xuyên. Thông thường tấm lót này được làm bằng thép hợp, đúc giữa 2 lớp đế PU. Xịn hơn, tấm lót chống đinh được làm bằng vải chống đạn Kevlar. So với thép thì Kevlar nhẹ hơn, chịu lực đâm xuyên tốt hơn và an toàn điện.
Đế giày
- Vật liệu: PU/TPU/Cao su/Phylon.
- Chức năng: Chống trơn trượt, chống chịu nhiệt, chống tĩnh điện, gót giảm sốc.
Đế giày bảo hộ thường là đế đúc 2 hoặc nhiều lớp với độ đặc khác nhau. Lớp đế trên mật độ mỏng, đàn hồi cao giúp giảm sốc khi di chuyển và chịu va đập. Lớp đế dưới nén đặc hơn giúp chống đâm xuyên & chống trượt.
Thông thường đế giày bảo hộ làm bằng PU, chống dầu & axit yếu, độ bền tương đối. Đế PU bị thủy phân sau 3 năm sản xuất. Xịn hơn, đế giày bảo hộ làm bằng cao su hoặc phylon. So với PU thì cao su hoặc phylon chống trượt tốt hơn, chịu nhiệt tốt hơn, đàn hồi hơn và an toàn điện.
Lót giày
- Vật liệu: E.V.A/Cao su Latex.
- Chức năng: Giảm chấn.
Tấm lót giày có tác dụng chống sốc, bảo vệ gót chân, giảm mệt mỏi khi vận động nhiều. Thường được làm bằng foam E.V.A, vật liệu phổ biến ở balo, túi xách. Hoặc cao cấp hơn là bằng cao su Latex với độ êm ái ưu việt.
Mặt trong (Lining)
- Vật liệu: Mesh Nylon/Cambrella/Coolmax/Cosmo.
- Chức năng: Thoáng khí, đẩy hơi ẩm lên bề mặt giày.
Lớp lót trong thường làm bằng sợi tổng hợp cao cấp như Coolmax hay Cambrella. Sợi tổng hợp chống nước tốt, thoát mồ hôi nhanh
Thân giày
- Vật liệu: Da thật/Vải Canvas/Sợi Cordura.
- Chức năng: Chống thấm nước, chống mòn rách, chống đâm xuyên.
Tiêu chuẩn giày bảo hộ EN20345
Châu Âu có bộ tiêu chuẩn EN ISO 20345: 2011 cho giày bảo hộ. Quy định 9 tính năng đối giày bảo hộ, chia làm 10 cấp độ an toàn:
9 Tính năng
- Chống trượt (SRA/SRB/SRC)
- Chống dập ngón
- Chống đâm xuyên 1100N (P)
- Che kín gót
- Chống dầu & axit nhẹ (FO)
- Chống tĩnh điện 0.1-1000 Mega Ohm (A)
- Giảm chấn ở gót chân (E)
- Chống nước (WR1 chống nước 60 phút, WR2 chống nước hoàn toàn)
- Đế nhiều lớp
Ngoài ra còn có tính năng bổ sung: HRO = Đế chịu nhiệt đến 300oC/phút
10 Cấp độ an toàn
- OB
- SB: Giày bảo hộ cơ bản với mũi giày ( Toecap) chịu lực 2000J
- O1: Giống SB + Chống đâm xuyên
- S1: Giống SB + Closed seat region + A + E
- S1P: chống trượt SRC, chống tĩnh điện (A), chống dầu và axit nhẹ (FO), giảm chấn (E) , mũi thép, lót chống đâm xuyên đến 1100N( P)
- O2
- S2: Giống S1 + WRU
- S3: Hầu hết các sản phẩm của Safety Jogger đều đạt tiêu chuẩn S3, cung cấp khả năng bảo vệ toàn diện cho đôi chân bạn
- S4
- S5
Tính năng chống nước WR
- WR1 chống nước 60 phút
- WR2 chống nước hoàn toàn
Tính năng chống trượt SRA, SRB, SRC
- SRA: chống trượt trên sàn đá ceramic
- SRB: chống trượt trên sàn thép + glycerine (hóa chất gốc dầu mỡ)
- SRC: cả 2 loại trên
Cách chọn mua giày bảo hộ
Một đôi giày bảo hộ tốt phải phù hợp về tính chất công việc + kích cỡ + giá cả.
Đúng môi trường làm việc
Ngoài chống dập ngón và chống đinh, mỗi công việc khác nhau yêu cầu thêm những tính năng khác.
- Xây dựng: cần chống thấm nước, độ bền cao
- Sửa chữa ô tô: cần chống dầu nhớt tối, chống trượt.
- Kho vận: cần nhẹ.
Đúng kích cỡ
Đôi giày bảo hộ vừa vặn sẽ tạo cảm giác thoải mái khi di chuyển & êm ái trong cả ca làm việc dài.
- Nếu ở gần cửa hàng thì nên đến trực tiếp để thử giày. Mang đầy đủ vớ khi thử giày, đi lại vài vòng xem ok chưa. Thấy cấn ngón chân phải đổi ngay.
- Nếu ở xa cửa hàng phải mua online thì nhớ đo chân kỹ trước đặt hàng.
Xem thêm cách cứu vãn đôi giày bị chật.
Kiểm tra hàng chính hãng
Các thương hiệu giày bảo hộ bán chạy tại Việt Nam như:
- Safety Jogger – Bỉ (sản xuất Trung Quốc)
- Hans – Hàn Quốc (sản xuất Việt Nam)
- Deltaplus – Pháp (sản xuất Trung Quốc)
Trong đó giày bảo hộ Safety Jogger bán chạy #1 nên bị làm giả nhiều. Đặc biệt là mẫu Bestrun, Bestrun2.
⚠️ Vì thế hãy cẩn thận với giày bảo hộ SIÊU RẺ tràn lan trên Shopee.
Chọn nhà phân phối uy tín
Nhớ hỏi người bán về thời gian bảo hành và hậu mãi rõ ràng. Người bán am hiểu sản phẩm sẽ giúp bạn tìm được đôi giày phù hợp, tiết kiệm nhiều thời gian & công sức. Bạn có thể tham khảo thêm chính sách bảo hành của BHTD và FAQ về sản phẩm tại đây.
Sai lầm thường gặp khi mua giày bảo hộ
Mua giày vào sáng sớm
Chân to nhất vào buổi sáng sớm. Buổi sáng mang giày vừa, nhưng có thể đến chiều sẽ thấy giày bị rộng đó.
Không mang vớ khi thử giày
Đừng nói với chúng mình là bạn đi giày không vớ nha.
Không di chuyển thử trên giày mới
Nếu là mẫu giày lần đầu thử thì bạn nên đi lại vài vòng. Đừng ngại đứng lên ngồi xuống hoặc nhảy nhót để cảm nhận. Một đôi giày bảo hộ sẽ theo bạn suốt nửa năm tới, nên dành vài phút để trải nghiệm cũng đâu có hại gì.
Không đọc thông tin giày
Tem giày thường may ở dưới lưỡi giày. Đề cập đầy đủ tên giày, size, hãng sản xuất, ngày & nơi sản xuất, tiêu chuẩn.
❤️ Chúc bạn tìm được đôi giày bảo hộ ưng ý