Nguyên nhân, cách trị mất ngủ dài ngày vô cùng hiệu quả

Bao lâu thì được gọi là mất ngủ kéo dài?

Mất ngủ kéo dài khiến khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì một giấc ngủ ban đêm hay bạn dễ bị tỉnh giấc sớm và khó ngủ lại được. Hiện tượng này có thể kéo dài với thời gian tối thiểu là 1 tháng.

Mất ngủ 1 tháng liên tục thì gọi là mất ngủ kéo dài triền miên và có thể gây hại cho sức khỏe

Mất ngủ dài ngày là bệnh gì?

Mất ngủ kéo dài là tình trạng rối loạn giấc ngủ khiến người bệnh gặp vấn đề về sức khỏe. Tinh thần giảm sút và tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác nhau liên quan tới thần kinh, tim mạch. 

Mất ngủ kéo dài gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh và tim mạch

Thống kê về tình trạng mất ngủ kinh niên ở người trung và cao tuổi ở Việt Nam. Ứớc tính có khoảng 30% người bị mất ngủ kéo dài trên 6 tháng. Với 40% phụ nữ ngoài 40 tuổi rối loạn về giấc ngủ. Nam giới ngoài 45 tuổi chiếm 30% tình trạng mất ngủ kinh niên. Người trưởng thành  mất ngủ cấp tính diễn ra trong vài ngày, vài tuần, thậm chí lên đến 3 tháng. Thực tế, chứng mất ngủ có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào. 

Thực trạng mất ngủ kinh niên tại Việt Nam

Nguyên nhân mất ngủ dài ngày?

Nguyên nhân mất ngủ rất đa dạng, một số lý do thường gặp có thể kể đến như sau:

  • Stress: Khối lượng công việc ngày càng nhiều, căng thẳng, áp lực về học tập, gia đình, cơm áo gạo tiền khiến chúng ta dễ rơi vào tình trạng lo lắng khiến chúng ta khó ngủ sẽ dẫn đến mất ngủ.
Mất ngủ do căng thẳng, mệt mỏi
  • Rối loạn giấc ngủ: Các rối loạn giấc ngủ như chứng mất ngủ cấp, chứng mất ngủ mãn tính. Chứng mất ngủ do giờ làm việc biến đổi, hoặc chứng mất ngủ do chuyển múi giờ có thể gây ra mất ngủ dài ngày.
Rối loạn giấc ngủ do lệch múi giờ
  • Sử dụng chất kích thích: Sử dụng quá mức các chất kích thích như caffein, cồn. Các loại thuốc kích thích khác cũng có thể là nguyên nhân gây mất ngủ.
Sử dụng các chất kích thích như rượu bia cũng gây nên tình trạng mất ngủ kéo dài triền miên 
  • Bệnh lý: Các bệnh lý như bệnh tim, bệnh phổi, tiểu đường, rối loạn tâm thần, đau lưng. Ngoài ra tình trạng  đau nhức, uể oải có thể gây mất ngủ dài ngày.
Mất ngủ do các bệnh liên quan như: phổi, tiểu đường, đau lưng… 
  • Môi trường không thuận lợi: Tiếng ồn, ánh sáng mạnh, nhiệt độ không phù hợp hoặc giường ngủ không thoải mái có thể gây mất ngủ dài ngày.
Tiếng ồn cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ kéo dài
  • Sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ: Việc sử dụng điện thoại di động, máy tính hoặc xem TV trước khi đi ngủ có thể gây bệnh mất ngủ về đêm.
Dùng điện thoại trước khi ngủ làm khô mắt gây khó ngủ 

Triệu chứng mất ngủ?

  • Đau đầu: Mất ngủ kéo dài khiến hệ thần kinh không được cung cấp đủ máu, căng thẳng thần kinh. Triệu chứng đau đầu thường xuất hiện vào ban đêm và càng khiến bệnh mất ngủ kéo dài xấu hơn. Tuy nhiên, cũng có người trải qua cảm giác đau đầu vào buổi sáng sau một đêm không ngon giấc. 

  • Mệt mỏi, chán ăn: Khi không ngủ ngon, cơ thể không được hồi phục năng lượng nên thường cảm thấy mệt mỏi uể oải và mất cảm giác thèm ăn.

  • Mất ngủ về đêm: Người bệnh thường khó đi vào giấc ngủ, dễ tỉnh giấc giữa đêm nhưng khó ngủ lại hoặc thức dậy sớm vào buổi sáng. Cảm giác mệt mỏi, đau đầu, tinh thần căng thẳng là nguyên nhân mất ngủ kéo dài. Không những thế nó còn là hậu quả của tình trạng rối loạn giấc ngủ.

  • Suy giảm trí nhớ, khó tập trung: Đây là dấu hiệu đáng báo động, lúc này bệnh mất ngủ kéo dài đã thực sự ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và cần được điều trị càng sớm càng tốt

Vậy cách chữa bệnh mất ngủ là gì và đặc biệt là trị mất ngủ vào ban đêm?

Sử dụng thuốc trị mất ngủ:

Một số loại thuốc hiện nay cải thiện các triệu chứng mất ngủ nhanh chóng. Nhưng các loại thuốc này không được khuyến khích dùng trong thời gian dài. Tùy vào mức độ mất ngủ kéo dài của mỗi người, có thể đến gặp bác sĩ chữa mất ngủ để được tư vấn mất ngủ và kê đơn thuốc. Các loại thuốc trị mất ngủ cần có sự tư vấn của bác sĩ chỉ định. Không tự ý sử dụng thuốc ngủ hoặc sử dụng thuốc quá liều gây nguy hiểm đến tính mạng.

Thuốc bình thần, điển hình như Bromazepam, Clonazepam, Diazepam, Rotunda… Thuốc bình thần dùng trong trường hợp mất ngủ ngắn, không quá nghiêm trọng.

Sử dụng thảo dược trị mất ngủ:

Việc sử dụng các loại thảo dược từ tự nhiên được xem là mang lại nhiều hiệu quả và ít tác dụng phụ cho người mất ngủ. Thảo dược lành tính nên sử dụng được với đa dạng đối tượng: 

  • Thảo dược trị mất ngủ cho người già: Lão hóa ở người già chính là nguyên nhân chính gây mất ngủ theo các bác sĩ chuyên khoa. Bởi lão hóa kéo theo những ảnh hưởng khác tới cơ thể, những bộ phận có nhiệm vụ quan trọng. Ở người già thường xuất hiện những dấu hiệu uể oải, đau đầu, mệt mỏi, trằn trọc, buồn ngủ vào ban ngày nhưng lại không ngủ được, nửa đêm thức dậy và thức đến sáng. Do đó,những loại thảo dược tự nhiên sẽ được điều chế thành  thuốc chữa mất ngủ thảo dược.
Trà thảo mộc như trà bạc hà, trà hoa cúc, trà hoa oải hương, trà cam thảo, trà hoa lạc tiên… có khả năng giúp cơ thể thư giãn và cải thiện giấc ngủ
  • Mất ngủ kinh niên có ở nhiều đối tượng. Hiện nay có nhiều loại thuốc thảo dược chữa mất ngủ vừa an toàn mà mang lại hiệu quả tốt.
Một số thảo dược dân gian như: Lạc tiên, tâm sen, hoa cúc, hoa oải hương,…

Thay đổi chế độ ăn uống:

  • Tránh caffeine, nicotine và rượu vào cuối ngày: Caffeine và nicotine là những chất kích thích phổ biến khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Rượu có thể khiến bạn thức giấc giữa đêm và làm giảm chất lượng giấc ngủ.
Hạn chế uống rượu bia trước khi ngủ
  • Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi, bổ sung các thực phẩm có tác dụng cải thiện giấc ngủ như: Mật ong, tâm sen, nụ hoa tam thất.
Bổ sung rau xanh và các thực phẩm dinh dưỡng bổ sung
  • Không ăn nhiều bữa vào cuối ngày hay ăn quá no vào buổi tối. Nếu đói trước khi đi ngủ thì có thể ăn nhẹ giúp dễ ngủ hơn.
Không ăn quá no trước khi đi ngủ

Xem thêm: Cách giải độc sau khi phun thuốc trừ sâu

Tác giả: Lan Nguyen

Biên tập viên đẹp gái tại BHTD