Để trả lời câu hỏi trên đầu tiên ta phải hiểu rõ cơ chế CHỐNG TĨNH ĐIỆN và CÁCH ĐIỆN. Chúng khác nhau hoàn toàn
Chống tĩnh điện và cách điện
- Cách điện (thường sử dụng trong ngành điện) là sử dụng các vật liệu không cho dòng điện chạy qua. Do đó các điện tích sinh ra ở khu vực cách điện sẽ lưu lại đó là nguy cơ tiềm ẩn gây ra sự phóng điện. Phóng điện dễ gây ra chập cháy nổ.
- Ngược lại với cách điện. Chống tĩnh điện là công việc sử dụng các vật liệu dẫn điện có điện trở cho phép từ khoảng 104 ohm đến 109 làm tiêu tán các điện tích được sinh ra. Hoặc đưa các điện đó xuống hệ thống và nối đất. Bảo vệ sản phẩm tránh khỏi các tác nhân chập, cháy, nổ …
Tại sao lại là chống tĩnh điện mà không phải là cách điện?
Bạn cũng biết mang giày dép chống tĩnh điện để ngăn ngừa sự tích tụ điện. Đảm bảo điện tích dư thừa trong cơ thể được xả ra (discharge) hiệu quả. Từ đó loại bỏ nguy cơ bị giật từ các thiết bị điện. Đặc biệt các đồ vật bằng kim loại hoặc ngăn ngừa cháy nổ xảy ra do phóng tĩnh điện. Nhằm bảo vệ người lao động (và đồng nghiệp của họ) khỏi những nguy hiểm liên quan đến sự tích tụ điện.
Tuy nhiên, nếu bạn là một chàng kỹ thuật điện. Bạn làm việc trong nhà máy điện hay trong xưởng hàn với nền kim loại, dây điện chạy lung tung. Và biết đâu, đoạn nào đó ‘ không kín’. Thì lúc này, một đôi giày chống tĩnh điện không thể bảo vệ bạn khỏi nguồn điện cao thế 18kV
NHƯNG. Nếu bạn phải lăn xả trong môi trường giàu điện tích như trong nhà máy sản xuất linh kiện, gas thì việc mang một đôi giày cách điện sẽ giống như bạn tự biến hình thành một cục pin nóng vậy. Điện tích chỉ việc nạp vào và nạp vào mà không có đường xả (cách điện rồi mà)
Vậy nên nếu không phải là làm việc trong môi trường điện đặc thù thì một đôi giày có khả năng chống tĩnh điện như Jumper đã rất phù hợp cho chàng kỹ sư xây dựng, cơ khí, nhà máy sản xuất rồi
Vậy còn, chống tĩnh điện (antistatic) và phóng tĩnh điện ESD ( Electrostatic Discharge)?
Thường có sự nhầm lẫn giữa thuật ngữ ESD và chống tĩnh điện. Giống kiểu‘ Hình vuông là hình chữ nhật (đặc biệt), nhưng hình chữ nhật không phải là hình vuông’ vậy. Mặc dù cả hai thuật ngữ ‘chống tĩnh điện’ và ESD đều đề cập đến sự kháng điện tiếp xúc.
Chống tĩnh điện là gì?
Giày chống tĩnh điện có điện trở thấp trong khoảng từ 0,1 đến 1000 MegaOhm (MΩ). Công dụng ngăn ngừa sự tích tụ các điện tích tĩnh trong cơ thể con người bằng cách gửi những điện tích này xuống đất, ngăn chặn dòng điện đột ngột giữa các vật tích điện.
ESD là gì?
Giày bảo hộ ESD (hoặc ElectroStatic Discharge) có điện trở thấp hơn, chỉ từ 0,1 đến 100 (MΩ). Việc sử dụng giày bảo hộ ESD không những ngăn ngừa tích tụ điện tĩnh trong cơ thể con người bằng cách gửi các điện tích này xuống đất một cách rất an toàn và có kiểm soát.
Tóm lại, Vùng ESD được xác định đại diện cho sự phân tách của dải chống tĩnh điện được chỉ ra trong tiêu chuẩn EN ISO 20345. Ngưỡng kháng tiếp xúc từ 100 kiloohm đến 35 megaohm. Điều này có nghĩa là giày đạt ESD luôn chống tĩnh điện. Nhưng không phải tất cả giày chống tĩnh điện đều đạt chuẩn ESD.
Ví dụ, nếu điện trở tiếp xúc được đo là 100 megaohm, giày là chống tĩnh điện nhưng không đáp ứng các yêu cầu ESD. Tuy nhiên, nếu điện trở tiếp xúc với giày là 1 megaohm, thì giày dép có khả năng chống tĩnh điện và ESD.
ESD liên quan đến việc đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn bảo vệ sản phẩm. Việc dán nhãn phải tách biệt với nhãn hiệu CE. Do đó, giày bảo hộ phù hợp với tiêu chuẩn trên có thêm một biểu tượng ESD màu vàng (hình ở bảng trên). Nếu giày không có biểu tượng ESD đặc biệt nhưng được gắn nhãn S1. Thì ta hiểu là chúng CHỐNG TĨNH ĐIỆN.
Kí hiệu này là chống tĩnh điện. Hiện nay tất cả các sản phẩm giày bảo hộ Safety Jogger đều có khả năng CHỐNG TĨNH ĐIỆN ( Trừ Pluto – Mar) nhưng chỉ có một số model tầm trung như Dynamica, Lava mới được đóng dấu ESD
Giày bảo hộ Safety Jogger Dynamica chống tĩnh điện đạt chuẩn ESD
Những yếu tố ảnh hưởng tới điện trở
Đầu tiên, NHIỆT ĐỘ: nhiệt độ của giày có thể ảnh hưởng đến khả năng xả (discharge). Giày để qua đêm trong mùa đông sẽ bị lạnh dẫn đến điện trở tiếp xúc sẽ cao hơn.
Tương tự, THỜI GIAN mài mòn có thể là yếu tố ảnh hưởng. Nó làm nâng cao độ ẩm bên trong giày. Tăng ĐỘ ẨM thường tăng công suất “xả” (discharge).
Các yếu tố khác bao gồm thay đổi đế ngoài hoặc đế và liệu các vùng tiếp xúc có bị bẩn hay không.
Chống tĩnh điện trong công nghiệp
Giày bảo hộ chống tĩnh điện và chống tĩnh điện ESD được sử dụng trong các ngành công nghiệp khác nhau để bảo vệ các thiết bị nhạy cảm hoặc các thành tố chứa phóng tĩnh điện như: hàng không vũ trụ, sản xuất thiết bị công nghiệp, sản xuất chất bán dẫn, kỹ sư điện, sản xuất thiết bị viễn thông, pin sản xuất, sản xuất thiết bị máy tính, ngành y tế, bệnh viện,…
ESD có thể ngăn chặn một loạt các tác động có hại tại nơi làm việc như các vụ nổ khí, hơi nhiên liệu hoặc bụi than, cũng như sự hư hại của các thành phần điện tử trạng thái rắn như bo mạch. Do đó, điều rất quan trọng là những người làm việc trong các môi trường này đều mặc đồ chống tĩnh điện ESD hoặc mang giày bảo hộ chống tĩnh điện.
Tạm thời thế đã. Bạn còn thắc mắc gì thì cứ comment bên dưới nhé.
Bấm LIKE + ĐĂNG KÍ KÊNH để lấy {MÃ GIẢM GIÁ 5%} tối đa 30k khi mua sắm tại baohotoandien.com
Hẹn gặp bạn trong những bài chia sẻ sau của Bảo Hộ Toàn Diện