Không chỉ cần đảm bảo an toàn lao động, đôi chân khô ráo và dễ chịu sẽ giúp người thợ an tâm làm việc và đạt hiệu quả công việc cao hơn.
Không chỉ cần đảm bảo an toàn lao động, đôi chân khô ráo và dễ chịu sẽ giúp người thợ an tâm làm việc và đạt hiệu quả công việc cao hơn. Vì vậy, sản xuất một đôi giày bảo hộ chống thấm nước là thách thức và mục tiêu của bất kỳ thương hiệu thiết bị bảo hộ nào. Chúng có khả năng chống thấm nước như thế nào hãy cùng TA 88 tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.
Tiêu chuẩn chống thấm nước ở giày bảo hộ
Theo tiêu chuẩn Châu Âu EN 20345 thì sản phẩm đạt tiêu chuẩn S2 trở lên sẽ có tính năng chống nước. Trong đó, giày bảo hộ thường được sản xuất theo tiêu huẩn S3 vì mang đầy đủ các tính năng bảo vệ cho đôi chân (A + FO + E + WRU + P : chống tĩnh điện, chống dầu, hấp thụ lực gót giày, chống nước, chống đâm xuyên). Còn ủng bảo hộ thường được sản xuất theo tiêu chuẩn S4 và S5 không đòi hỏi tính năng chống đâm xuyên.
Tiếp theo, 2 dấu hiệu chống nước mà chúng ta cần quan tâm chính là:
- WR (Water resistant/waterproof): chống thấm nước hoàn toàn
- WRU (Water resistant upper/water repellent): chống thấm nước bề mặt giày
Hầu hết các loại giày bảo hộ thông dụng trên thị trường hiện nay như Bestboy, Jumper hay Turbo đều được sản xuất theo tiêu chuẩn EN 20345 S3 WRU. Tức là, sau 60 phút ngâm hoặc xối nước trực tiếp vào bề mặt giày thì nước mới thấm vào giày.
Giày chống thấm nước S3 – Waterproof
Ấn tượng quá phải không? Gần đây, các nhà sản xuất còn nâng tầm chống nước khi cho ra đời dòng giày bảo hộ chống nước hoàn toàn (waterproof), cung cấp mức bảo vệ cao nhất khỏi sự thâm nhập của hơi nước nóng, tuyết, dầu, xà phòng hay hóa chất…
Trước đây, giày bảo hộ chống nước có phần upper làm bằng da thật hay các chất liệu có khả năng chống thấm. Bên trong sẽ là lớp lót lining bằng chất liệu mesh nylon, cambrella hay cao cấp hơn là COOLMAX® vì có độ thoáng khí cao hơn. Vì vậy, giày chỉ có khả năng chống thấm nước từ bên ngoài vào hoặc đẩy nhanh quá trình đẩy hơi lên bề mặt giúp chân khô thoáng (dùng sợi Coolmax).
Và nếu phải làm việc trong môi trường luôn luôn ẩm ướt thì chống thấm bề mặt giày vẫn chưa đủ! Để chống thấm hoàn toàn, đôi giày của bạn cũng phải được chống thấm từ bên trong, cụ thể là lớp lining.
COSMO – Bước đột phá mới trong sản xuất giày bảo hộ chống thấm nước
Để giải quyết vấn đề này, các chuyên gia hàng đầu của COSMO đã nghiên cứu ra một loại sợi công nghệ cao không thấm nước nhưng thoáng khí nhanh và thân thiện với môi trường. Loại sợi này chính là COSMO™ và được dệt từ những thành phần như: sợi spacer kỹ thuật cao, sợi microfiber và sợi nylon. Sợi COSMO™ còn có tính chống mài mòn cao, khá nhẹ và bền.
Safety Jogger là hãng sản xuất tiên phong trong việc sử dụng sợi COSMO™ kết hợp với sợi COOLMAX® để tạo ra một lớp lining có khả năng chống thấm nước đồng thời thoáng khí nhanh. Theo đó, lớp vải COSMO™ sẽ được đặt chính giữa lớp lining COOLMAX® và lớp ngoài upper.
Giày bảo hộ chống thấm nước Safety Jogger Volcano (cổ cao) và giày bảo hộ chống thấm nước Safety Jogger Lava (cổ thấp) là 2 model đầu tiên được Safety Jogger áp dụng sản xuất với lớp lining bằng chất liệu công nghệ cao Cosmo, hứa hẹn sẽ làm hài lòng bất kỳ đôi chân chăm chỉ nào.
Bạn có thể xem thêm trang chủ TA88 để khám phá thêm nhiều điều thú vị hơn,
Giày bảo hộ chống thấm nước Safety Jogger Volcano
Cách thức hoạt động
Bảng mô phỏng cách chống thấm nước của lớp lining Cosmo
Khi có hơi ẩm xuất hiện bên trong giày, lập tức hơi ẩm sẽ được rút nhanh ra khỏi bề mặt và thoáng khí thật nhanh, tránh tình trạng chân bị nóng hoặc trở nên ẩm ướt do bị không thoát mồ hôi. Đồng thời khi có hơi ẩm xâm nhập từ bên ngoài, lớp COSMO™ sẽ khởi động tính năng chống thấm nước mạnh mẽ, giúp cho giày đạt khả năng chống thấm đến 300.000 Flexes, gấp 6 lần so với tiêu chuẩn EN20345 S3.
Bảng so sánh khả năng chống nước của lining bằng sợi Cosmo với tiêu chuẩn thị trường
Chúng ta cần đón chờ siêu phẩm giày bảo hộ chống thấm nước Volcano đặc biệt này trên BHTD trong thời gian sớm nhất nhé!
-BHTD-