Hướng dẫn sử dụng & bảo quản găng tay cao su

Các loại găng tay cao su

Nhắc tới găng tay cao su ắt hẳn bạn nghĩ tới những đôi bao tay dùng để rửa chén, dọn vệ sinh. Nhưng không chỉ như thế, găng cao su có rất nhiều loại. Tạm thời có thể chia thành 2 loại chính: găng tay cao su tự nhiên và găng tay cao su tổng hợp (tổng hợp từ nhiều hóa chất khác nhau).

Xem thêm: 30+ găng tay cao su bền dai, giá siêu tốt

Bảng bên dưới chỉ có Latex là găng tay cao su tự nhiên, còn lại là các loại cao su tổng hợp. Có nêu rõ điểm mạnh và điểm yếu của từng loại

Chất liệu Ưu Nhược
Cao su tự nhiên Latex Bền, đàn hồi tốt, dẻo dai

Chống đâm thủng cao

Chống hóa chất

Độ khéo léo cao

Kháng khuẩn tốt

Giá thành thấp

Có thể phân hủy sinh học

Có thể gây kích ứng da nhạy cảm trong một số trường hợp
Nitrile Bền, đàn hồi tốt, dẻo dai

Chống đâm thủng cao

Chống hóa chất

Không gây dị ứng

Độ bền và mức độ khéo léo tương đối

Giá cao

Khó phân hủy sinh học

Neoprene Chống hóa chất ở mức độ trung bình Không có
Butyl Chống hóa chất acid, bazo, este…

Chống ăn mòn, oxy hóa

Giá thành cao

Video: Găng tay cao su Nitrile (găng tay y tế) được làm ra như thế nào?

Ứng dụng

Găng tay cao su khá đa dụng, bạn có thể thấy chúng được dùng ở mọi nơi trong nhiều công việc:

  • Y khoa, phòng sạch, phòng tinh chế, phòng thí nghiệm
  • Gia dụng (rửa chén, giặt đồ, dọn dẹp…)
  • Thi công công trình xây dựng (bưng bê gạch, bê tông…)
  • Lắp ráp ô tô, máy bay
  • Hàn, điện …
  • Ngành in, hóa học, dầu mỡ, axit, dung môi, hầm mỏ
  • Chế biến thức ăn, thực phẩm đặc biệt là thủy hải sản
  • Nghệ thuật đồ họa, xăm hình

Những loại găng tay cao su thường dùng

Găng tay cao su chống dầu Nastah NF1513

Là đôi găng tay cao su nhập khẩu từ Malaysia, tên tuổi không sang chảnh như Ansell nên đôi găng này có giá mềm hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng đạt chuẩn Châu Âu. Thành phần cao su không gây dị ứng

Găng tay cao su chống hóa chất  Ansel 37-176

Đây là loại găng được rất nhiều nhà hàng khách sạn trang bị cho đội vệ sinh, rửa chén, làm bếp của họ. Găng bằng cao su tổng hợp Nitrile không gây dị ứng. Trong có lớp lót cotton êm ái. Mặt ngoài găng có độ bám tốt. Không trơn trượt, không bị nấm, dão khi dùng trong thời gian dài

Găng Nitrile (Găng tay y tế) Ansell 92-670

Đôi găng Nitrile này dùng nhiều nhất cho y tế, phòng sạch, phòng thí nghiệm, thực phẩm kết cấu mỏng, dẻo, dễ cảm, dễ thao tác. Chất liệu cao su nhân tạo không chứa silicon hay chất làm dẻo. Hơn nữa, găng hoàn toàn không có các hoá chất độc hại và gây ô nhiễm theo tiêu chuẩn phòng sạch. Ngoài ra, găng còn có chất chống tĩnh điện, phù hợp cho những môi trường đòi hỏi nghiêm ngặt về tĩnh điện như lắp ráp linh kiện.

Găng Nitrile

Găng tay chống axit Ansell 87-118

Đây là loại găng cao su dùng nhiều nhất để pha hóa chất, axit nhẹ, chất tẩy rửa. Dùng nhiều cho nhà hàng, khác sạn, bệnh viện,…

Đặc biệt, găng 87-118 chịu được Axit Sunfuric 96% nhóm AKL

Găng tay chống dầu Takumi PVC-500

Giá tham khảo: 87k/đôi

Găng chống dầu Takumi PVC-500
Xem chi tiết & Đặt hàng

Găng tay cao su Chống dầu. Lòng bàn tay và các ngón có gái giúp tăng độ bám, chống bào mòn, độ bền cao. Găng dùng để thao tác trong môi trường có dầu. Công việc bảo trì. Công việc tiếp xúc với kim loại

Hướng dẫn vệ sinh & bảo quản găng tay cao su

Hướng dẫn vệ sinh và bảo quản găng tay cao su

Tuân thủ quy định của nhà sản xuất

Găng tay cao su dùng 1 lần, chỉ được sử dụng một lần, không nên lạm dụng để tránh lây nhiễm. Với các dòng găng tay cao su chống hóa chất, cách điện cần được kiểm định kỹ lưỡng trước khi sử dụng, sau thời gian dùng cần được loại bỏ dù có hư hỏng hay không.

Với các dòng găng tay dùng nhiều lần như găng tay gia dụng dùng để rửa chén, giặt đồ thì không quá khó khăn, có thể sử dụng đến khi hư hỏng rồi vứt đi.

Tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao, acid trong thời gian lâu

Cao su là vật liệu sở hữu nhiều ưu điểm để sản xuất găng tay. Tuy nhiên, nhược điểm của chúng là nhiệt độ cao và acid (đối với bao tay thông thường). Chính vì vậy, để găng không nhanh chóng hư hỏng, cần bảo quản găng tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao, acid mạnh

Tuyệt đối không ngâm găng tay trong các hóa chất, đặc biệt acid quá lâu, trừ trường hợp là găng tay dùng để chống hóa chất mạnh

Không dùng vật nhọn đâm mạnh găng tay

Đúng là găng tay cao su có khả năng chống đâm thủng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn có thể sử dụng vật sắc nhọn đâm mạnh vào găng tay. Thực tế thì dù là găng tay chống cắt, nếu bị tác động mạnh trực diện quá nhiều chúng sẽ cũng bị đứt, thủng

Không vứt găng tay lung tung sau khi sử dụng

Không có đồ vật nào mà cứ dùng xong rồi vớt lăn lóc ở xó mà bền được cả. Chưa kể thói quen xấu này không chỉ khiến bạn mất thời gian tìm kiếm mà còn ảnh hưởng đến chất lượng của găng tay.

Ví dụ như với găng tay cách điện, sau khi sử dụng bạn cần cho vào hộp, tránh vứt chung với các vật dụng khác dễ làm găng tay bị cọ xát, đâm thủng. Với găng tay gia dụng, sau khi dùng cần để nơi thoáng mát nhưng tránh ẩm thấp.

Ngoài ra, để đảm bảo vệ sinh cũng như tăng tuổi thọ của găng, với mỗi công việc, mọi người nên dùng 1 đôi găng tay riêng, ví dụ như găng tay cho việc rửa chén sẽ khác với găng tay dùng để giặt đồ, găng tay cọ rửa toilet…

Giữ găng tay sạch sẽ, khô ráo

Găng tay cao su gia dụng, sau khi dùng, chị em nên rửa qua với nước ấm kèm một ít xà bông, treo ngược lên để ráo là lần sau có thể an tâm sử dụng. Tuy nhiên, với găng tay chống điện, bạn cần tuân thủ quy định làm sạch chuyên biệt của nhà sản xuất thay vì tự ý vệ sinh.

Không gấp lại

Thói quen thường xuyên gấp lại sẽ giảm chất lượng của găng. Lâu dần ở đường gập sẽ nhanh chóng bị thủng, hư hỏng… Tốt nhất là treo chúng thẳng đứng hoặc cho vào hộp (với găng tay cách điện chuyên dụng) sau khi dùng.

Cẩn thận với găng tay cao su chống hóa chất

Găng chống hóa chất đặc biệt hơn vì chúng được sử dụng để tiếp xúc với hóa chất mạnh mỗi ngày. Vì vậy, ngoài việc tuân thủ các quy định về kiểm định, sử dụng, bảo quản thì bạn cần ghi nhớ cách làm sạch loại găng tay này.

Trước khi tháo găng nên rửa qua bên ngoài để loại bỏ những hóa chất còn sót lại trên găng. Điều này vừa giúp bảo quản găng tay tốt hơn vừa giúp tránh da tay tiếp xúc với hóa chất.

Trên đây là vài mẹo cơ bản mà các bạn có thể tham khảo để bảo quản đôi bao tay của mình bền đẹp và sạch thơm lâu hơn.

Tác giả: Tiến

Chuyên viên tư vấn HSE tại baohotoandien.com + Hệ thống tiêu chuẩn quốc tế EN, ASTM, JIS + Hướng dẫn sơ cứu