Đứt tay chảy máu là chuyện xảy ra thường ngày và không cần cấp cứu. Nhưng nếu nếu vết cắt có vẻ sâu, máu chảy không cầm được, hoặc có dị vật trong vết cắt (ví dụ như mảnh thủy tinh hoặc kim loại), bạn nên tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
Nếu máu phụt ra từ vết đứt, có lẽ bạn đã bị cắt trúng động mạch và cần phải cấp cứu ngay lập tức. Hãy dùng khăn sạch hoặc gạc vô trùng ép lên vết thương và đến phòng cấp cứu.
Nếu máu rỉ ra khỏi vết cắt thì nghĩa là bạn cắt phải tĩnh mạch. Những vết cắt trúng tĩnh mạch sẽ ngừng chảy máu sau 10 phút nếu được chăm sóc đúng cách và thường có thể điều trị tại nhà
Các bước xử lý đứt tay
Đối với các trường hợp đứt tay chảy máu nhẹ, bạn có thể tự xử lý tại nhà bằng các bước sau
- Rửa sạch: Hãy rửa vết thương bằng nước sạch và xà phòng để loại bỏ vi khuẩn. Có thể thay thế bằng nước muối loãng hoặc oxy già
- Lau khô xung quanh: Dùng bông, băng, gạc, khăn sạch lau khô xung quanh miệng vết thương. Điều này giúp việc bôi thuốc (B3) và băng bó (B4) dễ dàng hơn
- Bôi thuốc: Bạn có thể dùng thuốc mỡ, thuốc đỏ (clourin)… Giúp vết đứt tay tránh nhiễm khuẩn, nhanh lành miệng
- Băng bó: Vớt vết đứt tay nhẹ bạn chỉ cần 1 miếng băng cá nhân là đủ. Với những vết cắt dài hơn có thể dùng thêm băng, gạc mua được từ các nhà thuốc
Vết thương sâu đi qua lớp da và hở miệng để lộ mỡ hoặc cơ sẽ cần phải khâu. Bạn cần đến phòng cấp cứu càng sớm càng tốt nếu vết cắt sâu đến mức phải khâu.
Nếu vết cắt dài chưa đến 3 cm, sâu chưa đến ½ cm và không phạm đến các cấu trúc khác (cơ, gân, v.v…) thì được xem là nhẹ và có thể điều trị tại nhà mà không cần khâu.
Cách cầm máu khi bị đứt tay bằng nguyên liệu dễ kiếm
- Muối: Nghe là thấy xót rồi nhưng thực tế muối là chất sát khuẩn cực tốt, muối giúp vết đứt tay chảy máu ngừng hẳn
- Đá lạnh: Đá lạnh sẽ làm các mao mạch xung quanh vết thương co lạị, giúp máu ở khu vực bị đứt tay đông lại và ngừng chảy.
- Nghệ: Bột nghệ có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, làm lành vết thương, ngừa sẹo nên cầm máu rất tốt. Hãy rửa vết thương dưới vòi nước và nhanh chóng đắp bột nghệ lên chỗ chảy máu. Máu sẽ được cầm ngay lập tức mà bạn cũng không lo bị nhiễm trùng
- Giấm: Giúp cầm máu nhanh hơn. Gây co và đóng các mao mạch ở khu vực bị đứt tay
- Lá trầu không: Đây là cách dân gian, mặc dù khác xót nhưng lại sát trùng vết thương và làm vết thương ngưng chảy máu chỉ trong thời gian ngắn
Lấy {MÃ GIẢM GIÁ 5%} tối đa 30k khi Subcribe
Bị đứt tay nên và kiêng ăn gì?
Nên ăn
Cần bổ sung thực phẩm chứa nhiều đạm như thịt, cá, lươn… và các loại đậu. Đây chính là nguyên liệu chính để tạo các tế bào mới, có liên quan đến quá trình lành vết thương. Bên cạnh đó, cần bổ sung thực phẩm giàu sắt, acid folic, vitamin B12… như gan, trứng, sữa, các loại rau xanh đậm… giúp đẩy nhanh quá trình tạo máu
Kiêng ăn
Kiêng ăn thịt bò, đồ nếp, bắp, rau muống vì có thể để lại sạo lồi/ sẹo thâm. Hạn chế hải sản
Kết bài
Cuối cùng, để hạn chế rủi ro trong công việc. BHTD khuyên bạn nên dùng cách sản phẩm bảo hộ lao động như: găng tay chống cắt, ống tay chống cắt để bảo vệ bản thân. Chắc chắn không thể bảo vệ bạn 100% khỏi nguy hiểm đâu. Nhưng những vết đứt tay như trên do cạnh sắc nhọn từ nhôm kính, sắt thép thì BHTD có thể đảm bảo tự tin rằng bạn sẽ được bảo vệ an toàn khi đeo loại găng tay bảo hộ chống cắt phù hợp.
Xem thêm: Vài điều cần biết về găng tay chống cắt. Tại đây