- Bạn là nông dân bị nóng trong người sau khi phun thuốc, phun phân
- Bạn là thợ sơn PU tối về nhức đầu vì mùi sơn
- Bạn cảm thấy không an toàn khi pha hóa chất, phun khử khuẩn, diệt mối
- Bạn muốn mua mặt nạ phòng khói ở nhà riêng, chung cư
Chúng mình đã có hướng dẫn đầy đủ về mặt nạ phòng độc, cấu tạo & cách sử dụng. Nên bài viết này chỉ tập trung vào cách chọn mặt nạ phòng độc cho cá nhân: mặt nạ phun thuốc trừ sâu, mặt nạ phun sơn, mặt nạ phòng bụi, mặt nạ chống khói. Đúng với nguy cơ mà bạn đang tiếp xúc, đảm bảo sức khỏe dài lâu.
Trọn bộ mặt nạ phòng độc bao gồm: Mặt nạ + phin lọc (mùi, khí độc) + tấm lọc (bụi, virus)
Tùy khí độc, hóa chất mà chọn phin lọc tương ứng.
Tùy bụi mịn hay virus mà chọn tấm lọc tương ứng.
Tiêu chuẩn NIOSH (Mỹ) phân biệt loại phin lọc, tấm lọc bằng màu sắc. Ví dụ: phin lọc hơi hữu cơ (như hơi sơn, thuốc trừ sâu) đánh dấu vạch đen, phin lọc khí axit (H2S, SO2…) sẽ đánh dấu vạch vàng.
Nông dân
- Nguy cơ: Thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, vi khuẩn.
- Mức độc hại: Cao
- Giải pháp: Mặt nạ phun thuốc trừ sâu (dùng phin lọc hơi hữu cơ)
Nếu làm ít hơn 2 buổi/tuần, chọn bộ mặt nạ 1 phin cho tiết kiệm. Nếu làm nhiều hơn 2 buổi/tuần, chọn bộ mặt nạ 2 phin cho an toàn.
💡 Nên đeo thêm kính chống hóa chất khi phun trên cao hoặc có gió tạt.
Thợ sơn PU
- Nguy cơ: Hơi sơn công nghiệp, xăng nhật, dung môi pha sơn, PU.
- Mức độc hại: Cao
- Giải pháp: Mặt nạ phun sơn PU, sơn xe (dùng phin lọc hơi hữu cơ).
💡 Nếu có chà nhám thì gắn thêm tấm lọc bụi
Chà nhám, bột trét
- Nguy cơ: bụi mịn, bụi sơn, mùi khó chịu
- Mức độc hại: Trung bình
- Giải pháp: Khẩu trang chống bụi, Mặt nạ phòng bụi
Pha hóa chất (có axit), ắc quy
- Nguy cơ: Hóa chất có axit, SO2, H2S, Cl2, HFl
- Mức độc hại: Cao
- Giải pháp: Mặt nạ chống độc khí axit (dùng phin lọc khí axit)
Pha hóa chất (ko axit), khử trùng
- Nguy cơ: Hóa chất ko axit, chất tẩy rửa, cloramin B
- Mức độc hại: Trung bình
- Giải pháp: Mặt nạ phun thuốc khử trùng (dùng phin lọc hơi hữu cơ)
Thợ hàn
- Nguy cơ: Khói hàn, bụi gốc dầu, mùi khó chịu.
- Mức độc hại: Trung bình
- Giải pháp: Mặt nạ chống khói hàn, mùi khó chịu (dùng tấm lọc khói hàn)
Phòng cháy, rò khí gas
- Nguy cơ: Khói đám cháy, khí gas
- Mức độc hại: Cao
- Giải pháp: Mặt nạ chống khói, chống khí gas (dùng phin lọc hữu cơ). Mặt nạ 2 phin thì dễ thở hơn so với mặt nạ 1 phin
Nhân viên y tế, thí nghiệm
- Nguy cơ: Virus, nấm mốc, vi khuẩn, mùi khó chịu
- Mức độc hại: Trung bình
- Giải pháp: Khẩu trang N95, Mặt nạ chống nấm mốc & virus.
Câu hỏi thường gặp
Chọn mặt nạ 1 phin hay mặt nạ 2 phin?
Nếu làm ít (2 buổi/tuần, 2h/buổi) thì dùng mặt nạ 1 phin lọc là đủ.
Nếu làm nhiều (hằng ngày) thì dùng mặt nạ 2 phin lọc cho an toàn & thoải mái.
Đeo mặt nạ có khó thở không?
Hơi thở còn 80%. Không đeo mặt nạ nếu bị hen suyễn.
Mặt nạ 2 phin thì dễ thở hơn so với mặt nạ 1 phin.
Đeo mặt nạ có nói chuyện được không?
Âm lượng còn 1/3. Vì mặt nạ kín khít để đảm bảo không có khí độc lọt vào.
Phin lọc có tác dụng bao lâu?
Thay phin trong 1-3 tháng/lần, tùy theo độ độc hại của môi trường.
Thay phin mới ngay khi ngửi thấy mùi lại
Phin lọc có hạn sử dụng ko?
Nếu còn nguyên bọc: 5 năm.
Nếu đã xé bọc: Khuyến cáo nên thay phin sau 6 tháng dù ko sử dụng.
Phin lọc có lọc bụi không?
Không. Hãy mua thêm tấm lọc bụi màu trắng.
Lắp tấm lọc bụi: quay phía trắng ra ngoài, phía chữ vào mặt
Thay tấm lọc bụi trung bình 1 tuần/lần, tùy theo độ bụi của môi trường.
Vệ sinh, bảo quản
Có thể rửa mặt nạ khỏi mồ hôi, vết bẩn. KHÔNG RỬA PHIN!
Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát. Nên cất phin trong bọc kín.
Lắp mặt nạ