Nón bảo hộ

Nón bảo hộ là gì?

Nón bảo hộ lao động hay mũ bảo hộ là loại nón bảo vệ đầu khỏi chấn thương do vật nặng rơi rớt, va chạm, mảnh vỡ hoặc điện giật. Thường dùng trong công trường, nhà máy, hầm mỏ.

cấu tạo mũ bảo hộ lao động

Nón bảo hộ gồm 2 phần chính: khung nón và vỏ nón

Khung nón tạo khoảng cách 3cm (1,2 inch) giữa vỏ mũ bảo hộ và đầu người đeo. Nhờ đó, nếu một vật thể va vào vỏ sẽ bị giảm lực tác động vào hộp sọ. Một số vỏ mũ bảo hộ có thêm sườn gia cố để cải thiện khả năng chống va đập.

Chất liệu mũ bảo hộ

Chất liệu chính là yếu tố quan trọng giúp đánh giá chất lượng cũng như độ bền của một chiếc mũ bảo hộ lao động.

1. Chất liệu ABS nguyên sinh

Nhựa ABS có công thức hóa học: (C8H8· C4H6·C3H3N)n – đây là sự kết hợp của 3 đơn phân tử là Acrylonnitrile, Butadiene và Styrene. Vì vậy, ABS là sự cộng hưởng bởi 3 yếu tố: tính cứng, tính bền với nhiệt độ và hoá chất từ Acrylonitrile; tính dễ gia công và bền chắc từ Styrene và tính dẻo dai, chịu va đập từ Butadiene.

Ngoài ra, nhựa ABS còn có độ hút nước thấp, không độc hại, không mùi và tính chất cách điện ưu việt. Là vật liệu cứng nhưng không giòn, không dễ bị trầy xước và biến dạng dù ở nhiệt độ thấp hay cao. Do đó, mũ bảo hộ làm bằng chất liệu ABS được xếp vào hàng cao cấp đặc tính siêu nhẹ, chống bắt lửa, chống va đập mạnh… nên bảo vệ tối ưu cho vùng đầu nhưng vẫn tạo sự thoải mái khi sử dụng.

Các thương hiệu hàng đầu thế giới thường sử dụng nhựa ABS nguyên sinh để sản xuất mũ bảo hộ. Thương hiệu MŨ BẢO HỘ SSEDA dùng nhựa ABS cao cấp để cho ra đời những sản phẩm chất lượng và bảo vệ an toàn cho người lao động.

Chất liệu ABS nguyên sinh

Chất liệu ABS nguyên sinh 

2. Chất liệu nhựa HDPE

HDPE (tên đầy đủ là Hight Density Poli Etilen), là nhựa được trùng phân từ poli-Etilen (có tỉ trọng cao) dưới áp suất thấp với các hệ xúc tác như crom/silic catalyst… HDPE là vật liệu khá quen thuộc, thường dùng để sản xuất túi ni lông và vật dụng bằng nhựa.

Dù không cao cấp bằng chất liệu ABS nhưng mũ bảo hộ làm từ nhựa HDPE cũng được đánh giá cao. Nhờ khả năng ít bị tác động dưới ngoại lực và chống phá khi tiếp xúc với các dung dịch dạng lỏng như axit đậm đặc, kiềm, muối, mưa axit… Ngoài ra, một đặc tính quan trọng của HDPE nữa chính là tính chịu nhiệt và chống lửa rất tốt, chỉ bắt cháy ở nhiệt độ 327 độ C, đảm bảo an toàn cho người lao động làm việc trong môi trường hàn điện. MŨ BẢO HỘ 3M H 701R (đến từ thương hiệu 3M nổi tiếng của Mỹ) cũng sử dụng chất liệu nhựa HDPE, giúp bảo vệ an toàn vùng đầu tối ưu cho người lao động.

3. Nhựa tái chế

Khi đã qua sử dụng, nhựa được thu gom về, phân loại và tái chế theo quy trình riêng để sản xuất nhựa tái chế.  Tuy nhiên, nhựa tái chế thường chỉ được sử dụng để sản xuất các sản phẩm thấp cấp hơn sản phẩm ban đầu. Vì vậy, mũ bảo hộ làm bằng nhựa tái chế thường có giá rẻ hơn nhưng lại không đảm bảo tính chịu nhiệt, tính chống va đập và độ bền cũng không cao như mũ bảo hộ làm từ nhựa ABS hay HDPE.

Tiêu chuẩn của mũ bảo hộ chất lượng

Theo Cục Quản lý An toàn & Sức khỏe Nghề nghiệp (OSHA – Occupational Safety & Health Administration ), phải đội mũ bảo hộ khi làm việc ở những nơi có khả năng bị thương ở đầu do vật rơi.
Ngoài ra, cũng phải đội mũ bảo hộ khi làm việc ở những khu vực có nguy cơ tiếp xúc với các dây dẫn điện có nguy cơ rơi xuống đầu. Trong các loại môi trường này, cần có mũ bảo vệ được thiết kế đặc biệt để chống lại sự nguy hiểm của các cú sốc điện.
Mũ bảo hộ phải được OSHA phê duyệt, đáp ứng các tiêu chí tối thiểu được thiết lập theo Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ (ANSI) và Hiệp hội Thiết bị An toàn Quốc tế (ISEA), theo tiêu chuẩn ANSI / ISEA Z89.1-2009 hiện hành.

Như vậy, đầu tư cho mình một chiếc mũ bảo hộ là điều cần thiết. Tiếp theo là chọn chiếc mũ nào phù hợp nhất cho môi trường làm việc của bạn. ANSI chia mũ bảo vệ thành các loại (Types) và các dạng (Classes) khác nhau. Có loại biểu thị mức độ bảo vệ đầu dưới tác động của lực, loại khác thì chỉ mức độ hiệu suất điện.

Cùng BHTD đi vào chi tiết nhé

Các dạng nón bảo hộ (Types)

Tác động bảo vệ của mũ bảo hộ được chia thành hai dạng: Dạng I (Type I) và Dạng II (Type II).

Mũ bảo hộ dạng I (Type I)

Mũ bảo hộ dạng I được thiết kế để giảm lực tác động do một cú đánh chỉ vào đỉnh đầu. Ví dụ, có thể do búa hoặc súng bắn đinh rơi từ trên cao xuống.
Hiện, Mũ bảo hộ 3M H701R  là mũ Type I bán chạy nhất của BHTD.

Nón bảo hộ lao động cao cấp Type I 3M H701R
Nón bảo hộ lao động cao cấp 3M H701R

Mua nón bảo hộ Type I

Mũ bảo hộ dạng II (Type II)

Mũ bảo hộ dạng II nhằm giảm lực tác động bên do một cú đánh lệch tâm, từ bên hông hoặc chệch đỉnh đầu. Ví dụ, có thể là kết quả của việc tiếp xúc với góc nhọn của chùm tia bên…… Mũ bảo hộ dạng II, ví dụ mũ bảo hộ Kukje Hàn Quốc, được lót bên trong bằng lớp xốp dày.

Nón bảo hộ Kukje Hàn Quốc
Nón bảo hộ Kukje Hàn Quốc

Mua nón bảo hộ Type II

Các loại mũ bảo hộ điện (Electrical Classes)

Theo tiêu chuẩn ANSI / ISEA Z89.1-2009 và Canada CSA Z94.1-2005, hiệu suất điện của mũ bảo hộ được chia thành ba loại: Loại E, Điện; Loại G, Chung, và; Loại C, dẫn điện.

Class E (Electrical)

Mũ bảo hộ loại E (Điện) được thiết kế để giảm tiếp xúc với dây dẫn điện áp cao, và cung cấp khả năng bảo vệ điện môi lên đến 20.000 volt (nối đất). Tuy nhiên, lượng điện áp bảo vệ  này chỉ được chỉ định cho đầu và không phải là dấu hiệu bảo vệ điện áp được phân bổ cho toàn bộ cơ thể người sử dụng.

Mũ bảo hộ 3M H701V (không lỗ) là một ví dụ về mũ cứng được sử dụng bởi các nhân viên  thường phải tiếp xúc với môi trường điện áp cao hàng ngày. Trước đây được liên kết với xếp hạng “Hạng B”, mũ bảo hộ Loại E cũng có thể được coi là có xếp loại Hạng G (Chung), vì mức độ bảo vệ điện áp tăng lên của chúng vượt qua các tiêu chuẩn bắt buộc (thấp hơn) của quy trình kiểm tra Class G.

Mua nón bảo hộ Class E

Class G (General)

Mũ bảo hộ loại G (chung) được thiết kế để giảm tiếp xúc với dây dẫn điện áp thấp và cung cấp bảo vệ điện môi lên đến 2.200 volt (nối đất). Như trường hợp với mũ cứng Class E, lượng bảo vệ điện áp này chỉ được chỉ định cho đầu và không tính đến bảo vệ điện áp được phân bổ cho toàn bộ người dùng. Mũ bảo hộ 3M H701R là một ví dụ về nón bảo hộ Class G thường được sử dụng bởi những người thợ sắt yêu cầu một mức độ bảo vệ điện môi nhất định. Trước đây được phân loại là “Hạng A”, mũ cứng Class G là kiểu mũ cứng được bán phổ biến nhất bởi Bảo hộ toàn diện.

Class C (Conductive)

Mũ cứng loại C (dẫn điện) khác với các bạn của chúng ở chỗ chúng không nhằm bảo vệ chống tiếp xúc với dây dẫn điện. Ngược lại, mũ cứng Class C có thể bao gồm các lỗ thông hơi, chẳng hạn như Mũ bảo hộ 3M H701V (có lỗ), không chỉ bảo vệ người đeo khỏi va chạm, mà còn giúp tăng khả năng thở thông qua vật liệu dẫn điện hoặc thêm thông gió.

Mua nón bảo hộ Class C

Làm cách nào để xác định dạng và loại mũ bảo hộ hiện tại của bạn?

Điều quan trọng cần biết là tất cả các mũ bảo hộ tuân thủ các tiêu chuẩn ANSI / ISEA đều có nhãn chứng nhận ở bên trong vỏ mũ. Nhãn này xác định loại và tiêu chuẩn lớp mà mũ bảo hộ được thiết kế. Nếu nhãn mũ bảo hộ hiện tại của bạn bị thiếu hoặc không còn rõ ràng, bạn nên thay thế mũ càng sớm càng tốt. Hình ảnh dưới đây là một ví dụ về nhãn chứng nhận ANSI / ISEA của mũ bảo hộ  và cách nhãn cho biết loại, dạng và tiêu chuẩn ANSI của mũ.

Tem báo thông số nón của nón bảo hộ
Tem báo thông số nón của nón 3M H701V

Tạm thời thế đã, bạn còn thắc mắc gì nữa thì comment phía dưới cho BHTD biết với nhé

Nguồn: OSHA 29 CFR 1910.135,

Occupational Head Protection Standard

Hướng dẫn sử dụng

  • Kiểm tra nón bảo hộ trước mỗi lần sử dụng. Nếu phát hiện có vết cắt, nứt, vật liệu bị giòn hay bất cứ dấu hiệu bất thường nào thì không sử dụng mà phải thay thế ngay.
  • Nên thay mũ mới ngay sau khi mũ bị va đập dù nhìn mũ có vẻ còn mới
  • Tuổi thọ của nón bảo hộ khác nhau tùy NSX nhưng nhìn chung không quá 5 năm.
  • Đai nón nên được thay thế sau 1 năm sử dụng.
  • Khoảng trống giữa vỏ nón và đai nón có tác dụng hấp thu lực tác động. Vậy nên TUYỆT ĐỐI KHÔNG được bỏ bất cứ thứ gì ở giữa khoảng trống này.

mũ bảo hộ lao động

Phân biệt chức vụ qua màu sắc nón bảo hộ

  • Trắng: Kỹ sư, Giám sát, Quản lý, Chủ đầu tư
  • Xanh dương: Thợ điện, Cốt pha
  • Xanh lá: HSE
  • Đỏ: Phòng cháy chữa cháy, Thợ hàn
  • Vàng: Công nhân
  • Xám: Khách tham quan

Các loại nón bảo hộ lao động thường dùng

Nón bảo hộ 3M

Giá tham khảo: 264k/cái

Nón bảo hộ 3M H701R
Xem chi tiết & Đặt hàng

Nón 3M nổi bật với độ bền, chắc chắn, an toàn khi sử dụng nhờ được sản xuất trực tiếp tại USA. Vượt qua các bài kiểm tra chất lượng khắt khe, nên bạn yên tâm là đội mũ 3M lên là an tâm tuyệt đối nhé

Để trừ duy nhất (cho người không biết) là khung nón thiết kế khoảng hở rộng nhằm đảm bảo an toàn khi bị va đập hoặc vật nặng rơi từ trên cao nên khiến nón đội lên có vẻ cao hơn bình thường. Không thẩm mĩ đối với một số người

Mũ bảo hộ Hàn Quốc Kukje

Giá tham khảo: 126k/cái

Mũ bảo hộ Hàn Quốc Kukje
Xem chi tiết & Đặt hàng

Mũ bảo hộ từ thương hiệu Kukjie Safety Hàn Quốc. Nón có lót xốp chống nóng, cách điện, núm vặn điều chỉnh khung nón và thiết kế thân thuộc

Có nên thay thế nón bảo hộ bằng nón bảo hiểm thông thường?

Tuy cùng chức năng bảo vệ đầu nhưng nón bảo hiểm được cấu tạo khác biệt gồm vỏ nón và một lớp mút xốp có khả năng chịu lực theo phương ngang (vì khi xảy ra tai nạn giao thông chúng ta có xu hướng ngã theo phương ngang). Vì vậy, nón bảo hiểm sẽ không thể đảm bảo khả năng bảo vệ nếu có vật rơi thẳng xuống (theo phương thẳng đứng).

Bên cạnh đó, trọng lượng cũng là điều đáng lưu tâm. Nón bảo hộ thường được thiết kế có trọng lượng vừa phải, cộng thêm khoảng trống giữa vỏ nón và khung nón sẽ giúp không khí lưu thông, tạo cảm thoải mái, không bí bách khi người lao động phải đội liên tục suốt nhiều giờ.

Tác giả: Lan Nguyen

Biên tập viên đẹp gái tại BHTD