Tai nạn lao động là gì?
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động
(Theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015)
Tuy nhiên, trong lao động, không phải tai nạn nào cũng được cho là tai nạn lao động được chi trả bảo hiểm. Vậy nên, để bảo vệ bản thân mình trước tiên, mỗi người lao động cần tự trang bị kiến thức, kĩ năng, đồ bảo hộ cho mình và thực hiện tốt các nguyên tắc an toàn lao động
An toàn lao động là gì?
An toàn lao động (ATLĐ) là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
Vệ sinh lao động (VSLĐ) là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.
An toàn vệ sinh lao động là kết hợp của ATLĐ và VSLĐ
Đơn vị tổ chức nào đứng ra huấn luyện ATLĐ?
Các đơn vị, tổ chức đào tạo được Cục An toàn lao động xác nhận và cấp “Chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện An toàn, Vệ sinh lao động” đều có thể đứng ra tổ chức huấn luyện ATLĐ
Đối tượng tham gia huấn luyện ATLĐ
Theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP, có 06 nhóm đối tượng phải tham gia huấn luyện an toàn lao động, cụ thể:
Nhóm 1: Người quản lý phụ trách công tác an toàn lao động
- Người đứng đầu đơn vị và các phòng, ban, chi nhánh trực thuộc;
- Người phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật;
- Quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;
- Cấp phó của người đứng đầu phụ trách công tác an toàn lao động.
Nhóm 2: Người làm công tác an toàn lao động
- Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn lao động của cơ sở;
- Người trực tiếp giám sát về an toàn lao động tại nơi làm việc.
Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
Người lao động thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
Nhóm 4: Người lao động phổ thông
Người lao động không phải là người quản lý phụ trách công tác an toàn lao động hay người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và cũng không phải là người làm công tác y tế, an toàn, vệ sinh viên, bao gồm cả người học nghề, tập nghề và thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
Nhóm 5: Người làm công tác y tế
Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên
Công việc nào cũng có thể tiềm ẩn rủi ro, tai nạn lao động, hậu quả có thể nhẹ hoặc nặng. Việc huấn luyện an toàn lao động là vô cùng cần thiết, giúp cho người lao động có thể chủ động nhận biết được các mối nguy hiểm tiềm ẩn trong khi làm việc cũng như đưa ra các biện pháp phòng tránh, khắc phục khi có sự cố xảy ra. Chính vì vậy, bất cứ ai phải huấn luyện ATLĐ cũng phải nghiêm túc trong công tác này.
Các chứng chỉ an toàn lao động
Sau thời gian huấn luyện từ 16h – 56h (tùy từng nhóm), người lao động sẽ được cấp 1 giấy gọi là “Giấy chứng nhận huấn luyện An toàn, vệ sinh lao động” từ Cục ATLĐ và phải học lại định kỳ 1-2 năm/lần để gia hạn giấy này.
Cục an toàn lao động
OSHA là gì?
OSHA là viết tắt của cụm từ Occupational Safety and Health Administration, là Cơ quan An toàn Nghề nghiệp và Sức khỏe Hoa Kỳ
OHSAS là gì?
OHSAS là viết tắt của cụm từ Occupational Health and Safety Assessment Series, là Tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý An toàn sức khỏe nghề nghiệp do Viện tiêu chuẩn Anh (BSI) xây dựng và ban hành. Cung cấp khuôn khổ để quản lý hiệu quả an tòan sức khỏe bao gồm việc phù hợp với luật pháp áp dụng cho hoạt động của bạn và kiểm soát các mối nguy hại.
Chi tiết: https://isovietnam.vn/download/OHSAS%2018001-2007.pdf
OHSAS 18001:2007 là phiên bản hiện hành được áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào mong muốn loại bỏ hoặc giảm thiểu rủi ro cho nhân viên và những nhà đầu tư khác. Tránh rơi vào tai nạn lao động hoặc rủi ro an tòan sức khỏe nghề nghiệp. Nhất là các lĩnh vực hoạt động trong môi trường nguy hiểm như: điện, cơ khí, đóng tàu, xây dựng, khai thác mỏ…
Việc chứng nhận OHSAS khẳng định việc tự nguyện thực hiện một hệ thống đảm bảo giám sát đầy đủ về an toàn và sức khỏe của người lao động trong tổ chức
Bảo hiểm tai nạn lao động: Những quyền lợi ít người biết
Điều kiện
Người lao động được hưởng chế độ TNLĐ khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc
- Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động (trường hợp này yêu cầu văn bản theo yêu cầu từ đơn vị)
- Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
- NLD bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.
Mức hưởng
Trợ cấp 1 lần
(tính theo tỷ lệ thương tật và theo số năm đóng BHXH)
– Tính theo tỷ lệ thương tật:
- Suy giảm 5%: Hưởng bằng 5 tháng lương tối thiểu chung.
- Sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung.
– Tính theo số năm đóng BHXH: Tham gia BHXH từ 1 năm trở xuống được tính bằng 0,5 tháng tiền lương tiền công đóng BHXH; sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3 tháng tiền lương tiền công đóng tháng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc điều trị.
Trợ cấp hàng tháng
(tính theo tỷ lệ thương tật và theo số năm đóng BHXH)
– Tính theo tỷ lệ thương tật:
- Suy giảm 31%: Hưởng bằng 30% tháng lương tối thiểu chung.
- Sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% tháng lương tối thiểu chung.
– Tính theo số năm đóng BHXH: Tham gia BHXH từ 1 năm trở xuống được tính bằng 0,5 % tiền lương tiền công đóng BHXH; sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3% tiền lương tiền công đóng tháng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc điều trị.
Trợ cấp phục vụ:
Ngoài mức hưởng quy định tại trợ cấp hàng tháng, hàng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương tối thiểu chung.
Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người lao động đang làm việc bị chết do TNLĐ thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 tháng lương tối thiểu chung.
Cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình
Người lao động bị TNLĐ mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được trợ giúp phương tiện sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn.
Ngoài ra còn được trợ cấp, hỗ trợ khi dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau TNLĐ. Xem thêm
Hồ sơ bảo hiểm tai nạn lao động
Theo điều 50 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 nêu rõ, thời điểm người lao động được hưởng các khoản trợ cấp tính từ tháng điều trị xong và ra viện hoặc từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú. Khi đó, người lao động bị tai nạn lao động phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 57 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, gồm:
- Sổ bảo hiểm xã hội;
- Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án (trường hợp điều trị nội trú);
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa;
- Giấy đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động (theo mẫu)