Bảo hộ toàn diện 0

Dây đai toàn thân


Hiển thị 1 đến 24 của 26 (2 trang)

Dây đai an toàn là gì?

Dây đai an toàn là thiết bị bảo hộ cá nhân được thiết kế để hỗ trợ người lao động trong quá trình làm việc trên cao đề phòng rơi ngã và tiếp tục hỗ trợ giữ lại nếu bị ngã.

Tùy vào mức độ sử dụng, ta chọn dây đai toàn thân hoặc dây đai bán thân. Đây là bộ phận mặc trên người. Phải dùng kết hợp với dây móc chống sốc, loại 1 móc hoặc 2 móc.

EN 361 là tiêu chuẩn mà tất cả dây đai toàn thân tại Anh phải được xây dựng và thử nghiệm.

Cấu tạo của dây đai an toàn


Một dây đai toàn thân thường được làm bằng vải gồm đai chính và dây đai thứ cấp.

Dây đai chính là dây đai hỗ trợ cơ thể trong trường hợp bị rơi. Dây đai phụ sẽ không hỗ trợ trực tiếp cơ thể trong khi ngã nhưng sẽ giúp đảm bảo tính toàn vẹn và hình dạng của dây nịt cả trong khi đang “tòn teng”

Theo tiêu chuẩn EN 361, chiều rộng của dây đai chính phải là không dưới 40mm và chiều rộng của dây đai thứ cấp phải không dưới 20 mm.

Dây nịt toàn thân phải được xây dựng từ các vật liệu không bén cạnh hoặc các đầu bị tù nhằm không gây thương tích cho người dùng.

Dây đai vải của dây nịt toàn thân phải có đường may chắc chắn sức mạnh tương đương với vải chính vật liệu, và đường khâu phải có màu tương phản với vật liệu dây đai để dễ dàng nhận ra bất kỳ khiếm khuyết hoặc hư hỏng nào trên đường khâu.

Bất kỳ bộ phận kim loại hoặc phụ kiện nào trong bộ dây đai toàn thân đều phải có bảo vệ chống ăn mòn phù hợp với tiêu chuẩn riêng EN 362.

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng dây đai, cho dù đó là giữ, định vị hoặc hạn chế làm việc, nó đều có thể được sản xuất với các điểm đính kèm khác nhau nhằm giữ khỏi rơi. Các điểm đính kèm này phải được đặt phía trên trọng tâm của người dùng và nếu nó được làm bằng kim loại thì cũng phải đạt tiêu chuẩn EN 362

Các loại dây đai an toàn

Có 3 loại: dây đai toàn thân, dây đai bán thân và dây belt nịt ngang bụng. Tùy thuộc vào đặc thù công việc mà sử dụng các loại dây đai an toàn phù hợp.

Dây đai toàn thân


Là loại an toàn nhất, được tin tưởng sử dụng nhiều nhất trên thị trường. Thiết kế để giữ chặt lấy toàn bộ thân trên và 2 chi dưới, bảo vệ an toàn cho người sử dụng khi làm việc trên cao

Dây đai bán thân


Dây giữ toàn bộ thân trên, kết hợp với dây móc chống sốc, giữ an toàn trên cao cho người lao động. Loại này khá dễ di chuyển

Dây belt an toàn nịt ngang bụng


Khi làm việc ở độ cao thấp, không quá nguy hiểm thì loại đai này được người lao động sử dụng nhiều vì giá thành rẻ . Bộ dây belt này gồm 1 dây nịt ngang bụng nối với 1 móc chống sốc. Thiết kế đơn giản này giúp người lao động di chuyển thoải mái khi làm việc.

Cách chọn mua dây đai an toàn phù hợp

Thương hiệu

Một lời khuyên dành cho các bạn công nhân, kĩ sư hay chủ đầu tư, đừng vì ham rẻ mà mua các loại dây an toàn trôi nổi không rõ xuất xứ, nguồn gốc. Những loại đồ bảo hộ giá rẻ, không có thương hiệu thường được làm bởi những vật liệu không đảm bảo khiến dây dễ bị hư hỏng, không đảm bảo

Nên chọn những thương hiệu cung cấp đồ bảo hộ uy tín đã quan kiểm định chất lượng như Everest (Đài Loan), Adela (Đài Loan), Kukje (Hàn Quốc), Sseda (Hàn Quốc), Deltaplus (Pháp)

Nhu cầu


Nếu bạn thường xuyên làm việc trên cao với thời gian dài, hãy chọn cho mình bộ dây đai an toàn toàn thân có hai móc sẽ trợ lực nâng toàn bộ cơ thể lên giúp bạn không bị nhức mỏi khi ở cao quá lâu. Tuy nhiên loại dây bảo hộ này sẽ có giá thành cao hơn.

Nếu bạn làm ít, ở độ cao tương đối hoặc ít tiếp xúc với điện, bạn có thể lựa chọn mẫu dây bán thân và 1 móc hoặc dây belt ngang hông. Cả 2 sản phẩm đều có độ an toàn cao, tuy nhiên dây 1 móc, bán thân sẽ không thoải mái như dây toàn thân nên sẽ có giá thành rẻ hơn.

Hướng dẫn sử dụng dây đai bảo hộ đúng cách

Việc tuân thủ theo cách sử dụng dây an toàn là bạn có một phương án bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe và tính mạng của mình. Vì thế bạn cần phải thực hiện nghiêm chỉnh theo 4 bước hướng dẫn dưới đây:

Bước 1:

Cầm chắc phần dây đeo ở vị trí D-ring.

Giữ cho dây không bị xoắn vào với nhau.

Kiểm tra dây đeo có liền lạc, có đứt, rách, chỗ khóa có an toàn không

Bước 2:

Luồn dây an toàn qua 2 cánh tay rồi kéo dây cố định trên vai. Trong khi kéo dây bạn cần phải đảm bảo phần quai đeo cần được giữ thẳng, không được chồng chéo trên người.

Điều chỉnh lại quai phụ của xương chậu được nằm ở vị trí giữa mông.

Bước 3: 

Đối với cách đeo dây đai an toàn thì đây là bước đặc biệt quan trọng nên bạn cần phải thật chú ý thực hiện như sau:

Gắn quai chân chặt với khóa.

Điều chỉnh phần quai chân sao cho khoảng trống giữa phần quai chân và phần đùi vừa đúng một lòng bàn tay.

Bước 4:

Gắn các quai ngực chặt vào khóa.

Điều chỉnh khoảng cách từ phần quai ngực đến phần vai là 20 - 25cm.

Điều chỉnh lại phần quai ngực sao cho quai vai được thẳng đứng.

Đầu đầy thừa được gom lại gọn gàng.


Sau khi đã thực hiện xong 4 bước sử dụng dây đai an toàn thì người sử dụng có thể kiểm tra và trong trường hợp nếu muốn khít hơn ở phần nào đó thì có thể kéo mạnh tay dây thừa tại đó sao cho dây đảm bảo độ chặt tốt nhất.

Facebook Zalo lẻ 1
Linh Tâm
Zalo lẻ 2
Sơn Trường