Bảo hộ toàn diện 0

Găng tay chống cắt


Hiển thị 1 đến 11 của 11 (1 trang)

Làm việc trong những môi trường có nhiều vật sắc nhọn như công trường xây dựng, sản xuất cơ khí, mang vác kính/kim loại/giấy. Nguy cơ cắt phải tay là rất lớn. Những đôi găng tay chống cắt đến từ thương hiệu Safety Jogger, Ansell luôn giúp giảm thiểu tối đa sơ xuất và tai nạn trong quá trình làm việc.

Găng tay chống cắt là gì?

Găng tay chống cắt (Cut Resistant Gloves) là một loại găng tay bảo hộ được thiết kế đặc biệt nhằm bảo vệ tay người lao động  khỏi vết cắt hoặc vết xước trong quá trình làm việc với vật sắc nhọn như các loại dao nhọn, lưỡi lam, kim loại, thủy tinh, tấm sắt, tấm lưới hoặc gốm sứ hoặc các công cụ sắc nhọn như dao, kéo,…

Các loại găng tay chống cắt

Găng tay chống cắt có thể làm bằng vật liệu sợi chống cắt (găng tay chống cắt sợi Kevlar, sợi thủy tinh). Hoặc được dệt bằng vật liệu thường (sợi PPE, HPPE, PVA, cotton, Mesh Nylon) rồi phủ lớp chống cắt (Polyurethan, Nitrile, Cao su Latex,..)

Bên cạnh đó, lực cắt, độ sắc, chiều dài vết cắt và kiểu cắt, tốc độ cắt ảnh hưởng đến khả năng chống chịu của đôi găng tay bảo hộ. Vì vậy đối với mỗi môi trường làm việc khác nhau cần xác định mức độ nguy hiểm cụ thể để lựa chọn đôi găng tay chống cắt phù hợp


Những tiêu chuẩn của găng tay bảo hộ chống cắt

Độ chống cắt được đánh giá theo tiêu chuẩn EN 388:2003 hoặc tiêu chuẩn ISO 13997.

Ở tiêu chuẩn EN388, họ sử dụng lưỡi quay tròn đường kính 40mm xoay theo hướng chuyển động. Lưỡi dao di chuyển qua lại trong một khoảng cách nhỏ khoảng 50mm với lực cắt 5N. Số lượng lượt cắt được ghi lại và so sánh. Độ chống cắt  được đánh giá trong tháng đo từ “0” đến “5” tùy thuộc vào số vòng  trung bình trước khi bị cắt đứt hoàn toàn.

Video Test Găng chống cắt theo tiêu chuẩn EN388 (Tiếng Anh)

Tham khảo thêm ở bảng bên dưới:

Kiểm định

Cấp độ bảo vệ

 

1

2

3

4

5

Chống mài mòn (Vòng)

100

500

2000

8000

 

Chống cắt (Lượt)

1,2

2,5

5

10

20

Chống xé rách (Newton)

10

25

50

75

 

Chống đâm xuyên (Newton)

20

60

100

150

 

Hướng dẫn chọn bao tay chống cắt phù hợp

Tất nhiên, chuyện này phải bắt đầu bằng việc nghiên cứu

1. Giám định môi trường làm việc của bạn

– Những chấn thương có xảy ra thường xuyên hay không?

– Các chấn thương này xảy ra lúc nào, ở đâu?

– Những chấn thương xảy ra như thế nào? Do dao kéo nhỏ, dao kéo to hay máy móc?

– Bạn đang sử dụng găng tay chống cắt ở cấp độ nào và bạn có thường xuyên sử dụng chúng hay không? Nếu như không, có phải do bao tay của bạn khó mang/tháo hay không thao tác tốt khi đeo bao tay không?

2. Xác định giải pháp

– Liệu một đôi găng tay mang vào thoải mái hơn có giúp nhân viên của bạn mang găng thường xuyên hơn không?

– Tôi mang cần găng chống cắt ở cấp độ cao hơn ở một môi trường làm việc nặng hơn không?

– Chiếc bao tay bảo hộ lý tưởng có cần thêm chức năng chống ẩm, chịu nhiệt ngoài chức năng chống cắt hay không?

Tùy thuộc vào nhu cầu của bạn, hãy xác định loại bao tay bạn tin là phù hợp nhất trong môi trường làm việc của bạn và trải nghiệm nó.

Việc sở hữu và sử dụng nhiều loại găng bảo hộ với cấu tạo, lớp phủ, kích thước khác nhau sẽ giúp bạn sẽ tìm ra được loại nào phù hợp với mình nhất.


Những lưu ý khi sử dụng găng tay chống cắt

Nhớ rằng găng tay chống cắt chỉ có tác dụng bảo vệ 1 phần giúp bảo vệ tay bạn khỏi vật nhọn, cạnh sắt làm đứt tay khi làm những công việc trong ngành nhôm kính, sắt thép, thủy tinh,…

Khuyến cáo: KHÔNG MANG GĂNG khi làm việc với các loại máy mang tính chất cuốn (quay tròn) như cưa máy chạy bằng điện, máy xẻ, máy khoan,…

Chọn găng đúng cỡ tay

Nên chọn loại găng tay kích cỡ vừa vặn với bàn tay, không nên đeo găng tay quá rông hoặc quá chật. Găng quá rộng có vẻ thoải mái nhưng khó thao tác. Găng tay quá chật khiến “máu tay” không lưu thông được. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng không tốt

Hướng dẫn chọn size Găng tay >>

Kiểm tra găng tay trước khi đeo

Nên giũ sơ găng trước khi đeo. Tránh trường hợp có dị vật hoặc sâu bọ, côn trùng ẩn trong găng. Đeo găng vào và  kiểm tra xem chúng có bị ránh, lủng chỗ nào không.

Không “ảo tưởng sức mạnh”

Găng tay bảo hộ chống cắt KHÔNG có nghĩa là bảo vệ đến mức cắt không bao giờ đứt. Vậy nên đừng có dại dột mà xông pha ra trước lưỡi cưa điện máy cưa, máy cắt, máy khoan,… rồi hỏi sao tay mình không còn nha

Vệ sinh thường xuyên

Đa phần găng tay bảo hộ chống cắt đều có thể vệ sinh bằng nước ấm pha xà phòng nhẹ. Làm sạch găng tay, và phơi ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Găng tay chống cắt dùng một thời gian thì nên thay mới

Mặc dù bạn thấy vẫn chưa rách nhưng theo thời gian, vật liệu bị lão hóa dưỡi tác dụng lực. Cũng như mài mòn trong quá trình làm việc khiến độ chống cắt của găng không còn như xưa. Nếu có điều kiện, bạn nên thay găng tay bảo hộ 6 tháng/lần


Những ảo tưởng sai lầm về găng tay chống cắt

SAI: Có cắt thế nào cũng không đứt

Nhiều người cứ nghĩ là bao tay chống cắt tức là cái gì cũng ko cắt được, có thể mang để cưa nếu có trúng cũng không đứt….Đây là một quan điểm sai lầm hoàn toàn nhé

Người ta sản xuất găng tay chống cắt (Anti-cutting Gloves) theo tiêu chuẩn Quốc Tế. Nó có nhiều  cấp độ chống cắt khác nhau. Nhỏ nhất là cấp 1 và cao nhất là 5

Chống cắt có nghĩa là chống lại các tác động làm rách bao tay chứ không chỉ có một nghĩa là lấy vật sắc nhọn cắt nó. Nó bao gồm kéo giãn, mài mòn, ma sát, chọt, đâm. Khi đeo bao tay chống cắt ta có thể được bảo vệ dưới các tác động ngoại lực dưới hạn chịu đựng của nó theo các mức mà nhà sản xuất đã đưa ra.

Còn ai nói đeo găng tay này để chống lại lưỡi cưa, hay máy cơ khí nghiền,….thì nó cực kỳ nguy hiểm vì: những máy móc xoay sẽ kéo găng tay vào, cùng với tâm lý là đã được chống cắt nên không sợ làm thoải mái nữa thì càng nguy hiểm hơn. Dùng bạn có đeo găng tay thép đưa vô lưỡi cưa, lưỡi cắt, mây nghiền nó vẫn nát như thường.

SAI: Găng tay chống cắt có thể chống được dao đâm

Chống cắt là chống cắt bằng dao (Blade cut) chứ không phải chống đâm (Punctual Resistant). Chống đâm xuyên là một kiểu khác và cũng có các bài test của nó.

Vậy nên găng tay chống cắt cấp 5 không có nghĩa là chống đâm xuyên cấp 5 và ngược lại

Hiện Shield có chỉ số chống đâm xuyên ở mức 3/4 là tương ứng với việc nó có thẻ năng chịu được lực đâm xuyên 100N

SAI: Găng tay chống cắt không bao giờ rách

Như đã nói ở trên, các tính năng bảo hộ có giới hạn của nó. Bạn lấy 1 găng tay Level 1 ra dùng dao bén đè cắt chắc chắn đứt. Hay Level 3 dùng dao bén cắt 5 nhát mới đứt. Giả sử chưa đứt thì cũng sang nhát thứ 7-8 là đứt. Chắc chắn đứt chứ không phải là nó sẽ không bao giờ đứt đâu nhé

Hơn nữa, thời gian cùng các loại hóa chất có thể là giảm tuổi thọ găng. Vậy nên bạn nên thay găng thường xuyên hoặc thay mới ngay sau khi găng chịu chấn thương quá lớn nhé

SAI: Găng tay chống cắt không giặt được

Găng tay chống cắt có thể giặt được. dù là găng tay bằng vải sợi hay găng tay phủ Nitrile, thậm chí là đến găng tay bằng sợii thép đều có thể giặt. Dù là cách thức giặt có khác nhau một xíu.

Tuy nhiên về cơ bản thì đều có thể giặt sạch bằng nước ấm pha xà phòng loãng nhé

SAI: Găng tay chống cắt rất cứng, khó thao tác

Thậm chí đến cái giáp tay như của Ironman thì còn dễ thao tác. Huống hồ gì đôi găng tay bảo hộ dùng trong lao động sản xuất thì không ai làm khó để không cầm nắm được đâu ạ. Thường, găng sẽ được làm bằng sợi tổng hợp để dễ giặt, dễ vệ sinh (như nói ở trên) nên sẽ mềm. Găng bằng sợi thép thì thường có độ bám không bằng. Tuy nhiên, nhiều hãng cũng đã cố gắng cải thiện điều này rồi nên bạn cũng đừng lo lắng quá. Mấu chốt là chọn găng vừa tay. Đừng trừ hao, găng qua rộng gây khó khăn trong việc cần nắm, nhất là thao tác với những chi tiết nhỏ như ốc vít, cạnh sắt,…


Không có gì là không thể phá hủy. Mọi thứ đều có giới hạn của nó. Chúng ta lựa chọn theo nhu cầu và giới hạn sử dụng của mình.

Facebook Zalo lẻ 1
Linh Tâm
Zalo lẻ 2
Sơn Trường